Huyện Nhà Bè: Đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những công việc thường trực được Chính phủ và Thành phố chỉ đạo, nhằm để phục vụ cho tổ chức, cho nhân dân, UBND huyện Nhà Bè luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, nghiêm túc thực hiện CCHC, từ cải cách bộ máy liên quan đến CCHC ở nhiều lĩnh vực, UBND Huyện đã sát sao chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Huyện, trực tiếp, gián tiếp nhắc nhở các đơn vị về công tác CCHC, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC).

Xác định cải cách hành chính (CCHC) là một trong những công việc thường trực được Chính phủ và Thành phố chỉ đạo, nhằm để phục vụ cho tổ chức, cho nhân dân, UBND huyện Nhà Bè luôn quan tâm đến đời sống nhân dân, nghiêm túc thực hiện CCHC, từ cải cách bộ máy liên quan đến CCHC ở nhiều lĩnh vực, UBND Huyện đã sát sao chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc Huyện, trực tiếp, gián tiếp nhắc nhở các đơn vị về công tác CCHC, đơn giản hóa các thủ tục hành chính (TTHC).

Từ năm 2016 đến nay, huyện Nhà Bè tiếp tục thực hiện chủ trương CCHC theo các nghị quyết, chương trình, kế hoạch của Trung ương và Thành phố và các nhiệm vụ, giải pháp đẩy mạnh CCHC theo chương trình hành động của Huyện ủy đã đạt được một số kết quả quan trọng trong việc xây dựng nền hành chính minh bạch, từng bước hiện đại, chuyên nghiệp, góp phần cải thiện chỉ số, năng lực cạnh tranh của Thành phố, thúc đẩy kinh tế - xã hội Huyện phát triển.

Quá trình thực hiện cho thấy, công tác cải cách thể chế được quan tâm thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Duy trì và tiếp tục nâng cao chất lượng kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Huyện đã đẩy mạnh cải cách TTHC để phục vụ tốt nhất nhu cầu của tổ chức, nhân dân trên địa bàn. Đặc biệt, từ tháng 11/2016, Huyện đã triển khai, cung cấp hoạt động dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; với 25 TTHC thuộc các nhóm lĩnh vực cấp phép kinh doanh, lao động - tiền lương, cấp phép xây dựng, môi trường được áp dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3; có 3 TTHC thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 thuộc lĩnh vực lao động - tiền lương.

Kết quả thực hiện giao dịch trực tuyến mức độ 3, 4 tại Huyện tăng theo từng năm, nếu như năm 2017 Huyện tiếp nhận được 46/3.190 hồ sơ đăng ký trực tuyến, đạt 1,44%, thì năm 2018, Huyện tiếp nhận được 1.472/4.226 hồ sơ, đạt 34,83%; đến năm 2019 Huyện đã tiếp nhận hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 lên 2.377/3.951 hồ sơ, đạt 60,16%.

Tại các xã - thị trấn tiếp nhận hồ sơ thông qua dịch vụ công mức độ 3, 4 cũng tăng theo từng năm, cụ thể nếu như năm 2017 xã - thị trấn chỉ tiếp nhận được 40/2.220 hồ sơ, năm 2018 tiếp nhận được 737/7.439 hồ sơ và năm 2019 tiếp nhận 3.957/7.826 hồ sơ.

Trong 5 năm qua, tỷ lệ giải quyết hồ sơ đúng hẹn cấp Huyện đạt 100%, cấp xã đạt 99,99%; tỷ lệ hồ sơ trả bổ sung giảm dần qua các năm; mức độ hài lòng của người dân đạt trên 92%.

Là người thường xuyên liên hệ làm các hồ sơ TTHC tại UBND Huyện, anh Nguyễn Thanh Hoàng - xã Long Thới cho biết: “Thời gian qua, khi có nhu cầu liên hệ giải quyết TTHC ở Huyện, tôi nhận thấy, UBND Huyện có bố trí nơi tiếp nhận và trả kết quả tiện nghi, đầy đủ cho người dân như bố trí ghế ngồi, bàn ghi hồ sơ, phòng trang bị máy điều hòa, nước uống, máy lấy số thứ tự, từng quầy giải quyết chia thành từng lĩnh vực rất dễ cho người dân liên hệ.

Việc giải quyết hồ sơ TTHC diễn ra nhanh chóng; các TTHC được Huyện niêm yết công khai. Với các hồ sơ TTHC, sau khi cán bộ thụ lý hồ sơ giải quyết xong, có kết quả đã nhắn tin qua tin nhắn cho người dân biết.

Vì vậy, tôi rất hài lòng với cách làm và thái độ phục vụ của cán bộ, công chức và của UBND Huyện”. Bên cạnh đó, Huyện cũng tiếp tục triển khai thêm một số phần mềm về giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến và nâng cấp phần mềm chỉ đạo điều hành trực tuyến, quản lý văn bản; trang bị phần mềm và thiết bị đánh giá công chức tiếp nhận và trả kết quả tại UBND Huyện, xã - thị trấn.

Đặc biệt từ năm 2018, Huyện đã triển khai và đưa vào sử dụng phần mềm ứng dụng “Nhà Bè trực tuyến” để tiếp nhận và xử lý kịp thời các phản ánh, kiến nghị của người dân về các lĩnh vực trật tự đô thị, ô nhiễm môi trường, qua đó được đông đảo người dân đồng tình ủng hộ.

Đồng thời Huyện cũng hoàn thành hệ thống hội nghị trực tuyến phục vụ các cuộc họp, hội nghị trên địa bàn Huyện. Trao đổi với chúng tôi, đ/c Lâm Nhật Tú - Phó Trưởng Phòng Nội vụ Huyện cho biết: “Công tác cải cách thủ tục hành chính đem lại hiệu quả cao, luôn bảo đảm tính công khai, minh bạch trong giải quyết công việc hành chính có liên quan đến tổ chức, cá nhân.

Nhiều thủ tục hành chính được rút ngắn, đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch hành chính tại các cơ quan nhà nước.

Qua đó đã giúp cho bộ máy quản lý nhà nước tại địa phương được nâng cao, thái độ phục vụ của cán bộ, công chức ngày càng tốt hơn, Từ đó mang đến nhiều lợi ích và sự hài lòng cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn Huyện”.

Được biết, công tác cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp luôn được chú trọng. Huyện thường xuyên rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị theo hướng ngày càng hợp lý.

Đến nay, Huyện đã thực hiện cắt giảm khối hành chính là 16/23 biên chế, khối sự nghiệp cắt giảm 225 biên chế. Đối với các đơn vị sự nghiệp, đã tiến hành sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập đảm bảo tinh gọn bộ máy và ngày càng hoạt động hiệu quả, nâng cao chất lượng dịch vụ công. Bên cạnh đó, các đơn vị tiếp tục thực hiện tốt việc bố trí công chức, viên chức theo danh mục vị trí việc làm đã được phê duyệt.

Qua đó, phát huy được năng lực, sở trường công tác và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn. Thường xuyên chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhu cầu công việc và vị trí việc làm theo kế hoạch hàng năm. Công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền của UBND Huyện được thực hiện theo đúng quy định trình tự, thủ tục về quản lý biên chế.

Nhân sự được tuyển dụng có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí tuyển dụng và đảm bảo tiêu chuẩn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Huyện.

Ngoài ra, UBND Huyện cũng tiếp tục hiện đại hóa nền hành chính công, cải tiến mạnh mẽ lề lối, tác phong quản lý, điều hành của cơ quan hành chính nhà nước các cấp.

Trong thời gian qua, lãnh đạo Huyện luôn xác định đẩy mạnh CCHC gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước trên địa bàn Huyện.

Để tiếp tục phát huy và nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác CCHC, đồng thời tạo sự bứt phá và lan tỏa đến mọi người dân, nâng cao chất lượng phục vụ của nền hành chính, Huyện xác định công nghệ thông tin vừa là công cụ hữu hiệu, vừa là đòn bẩy không thể tách rời với quá trình CCHC.

Đây là cơ sở để Huyện đề ra chủ trương thực hiện CCHC gắn với phát triển chính quyền điện tử trong thời gian qua. Xây dựng và phát triển Nhà Bè trở thành đô thị là trăn trở và tâm huyết của lãnh đạo Huyện từ nhiều năm qua. Nền tảng quan trọng để Huyện hướng đến xây dựng huyện đô thị là hình thành chính quyền điện tử.

Vì vậy, quá trình xây dựng chính quyền điện tử đã được Huyện quan tâm, triển khai mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây và đã mang lại những kết quả nhất định.

Trong thời gian tới, với định hướng phát triển Thành phố về phía Nam, huyện Nhà Bè tiếp tục diễn ra quá trình đô thị hóa nhanh; khoa học công nghệ có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt Thành phố đẩy mạnh xây dựng đô thị thông minh; Khu công nghiệp Hiệp Phước, nhất là hệ thống cảng biển tiếp tục phát triển sẽ tạo nhiều thuận lợi thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển Huyện.

Mặt khác, Huyện có lợi thế về quỹ đất để kêu gọi đầu tư phát triển; trình độ dân trí và đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao; hệ thống chính trị được quan tâm củng cố, kiện toàn. Đây là điều kiện thuận lợi cơ bản đảm bảo cho sự phát triển của Huyện.

Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa, khoa học công nghệ phát triển nhanh, một mặt tạo điều kiện để đẩy nhanh sự phát triển của Huyện, song cũng đặt ra nhiều thách thức trong lãnh đạo, quản lý, phải nhanh nhạy thích ứng kịp thời đời sống xã hội và đòi hỏi của nhân dân ngày càng cao; việc quản lý dân cư, bảo đảm cơ sở hạ tầng, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật gặp nhiều khó khăn hơn.

Do đó, Huyện cần phải chú trọng, tập trung hơn nữa đối với công tác CCHC, hướng tới xây dựng Huyện thành đô thị thông minh theo tinh thần Đề án “Xây dựng TPHCM trở thành đô thị thông minh giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025” của Thành phố.

Như Hoa

Bình Luận (Comments)

Số điện thoại của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu Địa chỉ Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *